Khám phá Địa Đạo Củ Chi – Xuôi dòng lịch sử hào hùng
Được mệnh danh là “thành phố trong lòng đất”, khám phá Địa đạo Củ Chi nổi tiếng với hệ thống phòng thủ kiên cố, tinh vi trong lòng đất, do quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn, mà đã trở thành nơi sinh hoạt, hội họp quân sự, cứu thương, chế tạo và tàng trữ vũ khí.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ bay Trực Thăng ngắm cảnh Vịnh Hạ Long – Cập nhật bảng giá mới nhất!
- Đại lý vé Thủy Phi Cơ Hạ Long – Cập nhật giá mới nhất tháng 1/2023
- Giá thuê du thuyền cá nhân tại Vịnh Hạ Long – NEW!!!
- Đại lý đặt phòng Legacy Yên Tử Quảng Ninh – Du lịch Xuân 2023
- Khu nghỉ dưỡng Yoko Onsen Quang Hanh cập nhật thông tin bảng giá mới nhất!
Ngày nay, Địa đạo Củ Chi trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt, và là một trong sáu công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước khi đến. Có gì hay ở Địa đạo Củ Chi? Để có hành trình thuận lợi, bạn hãy cùng VIVU5SAO tham khảo kinh nghiệm tham quan Địa đạo Củ Chi sau đây nhé.
Khám phá Địa đạo Củ Chi – Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử độc đáo này nằm ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Tây Bắc.
Khi mới khởi tạo, hệ thống địa đạo được xây dựng trên địa bàn xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An, thuộc huyện Củ Chi. Cái tên “Địa đạo Củ Chi” cũng xuất hiện từ đó. Địa đạo lúc này chỉ có những đoạn ngắn với cấu trúc đơn giản, dùng để làm nơi ẩn nấp cho cán bộ, chiến sĩ, và cất giấu tài liệu bí mật.
Về sau, địa đạo được gia cố và mở rộng ra khắp 6 xã phía bắc huyện Củ Chi, tạo thành một hệ thống hầm trú liên hoàn, phức tạp, và hoàn thiện hơn, để lực lượng quân Việt Minh có thể trú ẩn, liên lạc, và hỗ trợ nhau.
Ngày nay, di tích địa đạo được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, và Bến Đình, thuộc xã Nhuận Đức, do Ban quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Ngoài hệ thống địa đạo, khu di tích còn tái hiện vùng giải phóng, và khu du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn.
Giá vé và giờ mở cửa Địa đạo Củ Chi
Vé vào cổng tham quan Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi có các mức giá sau đây:
- Người lớn: 35.000đ/người
- Trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, học sinh và sinh viên: 50% giá vé người lớn
- Người khuyết tật, lực lượng vũ trang, trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo: Miễn phí
Nếu bạn muốn tham quan thêm Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, thì mua thêm vé với giá 40.000đ/người.
Mách nhỏ cho bạn: Quãng đường từ cổng đến khu địa đạo dài khoảng 2km. Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể lựa chọn đi bộ. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc không tiện đi bộ, thì bạn có thể thuê xe điện để di chuyển với giá 5.000đ/lượt.
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 7h00 đến 17h00.
Địa Đạo Củ Chi Dài Bao Nhiêu Km?
Địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng gần 250km, với 3 tầng sâu khác nhau: tầng cao nhất cách mặt đến 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng dưới cùng sâu hơn 12m.
Chiều cao bên trong đường hầm chỉ đủ cho một người đi lom khom và các lỗ chui lên xuống mặt đất cũng vừa đủ cho tạng người lính Việt Nam lúc bấy giờ.
Có Gì Ở Địa Đạo Củ Chi?
Tuy là một điểm di tích lịch sử nhưng Địa đạo Củ Chi không hề nhàm chán, chỉ có tham quan hay ngắm nhìn. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ, bất ngờ về văn hóa, lịch sử của nước nhà. Hãy bỏ túi những hoạt động nổi bật tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và khu vực lân cận nhé.
1. Hầm địa đạo Củ Chi
Đây chắc chắn là điểm tham quan chính ở Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi rồi. Bạn sẽ được tham quan, khám phá mọi ngóc ngách của hệ thống đường hầm dài 120m gồm 2 tầng; đặc biệt, được trải nghiệm món khoai, sắn, và củ mài chấm muối vừng mà bếp Hoàng Cầm đã làm cho dân địa phương và các chiến sĩ ăn khi xưa.
Đường hầm Củ Chi được xây dựng bởi đất sét pha đá ong nên độ bền rất cao, hầu như không xảy ra sạt lở. Ngoài ra, các lỗ thông hơi được thiết kế trổ lên mặt đất và ngụy trang kín đáo, nên bạn yên tâm khi đi tham quan nhé.
Tuy nhiên, vì lối đi khá chật hẹp, có khi phải khom lưng và di chuyển bằng đầu gối, sẽ gây cảm giác khó thở một chút, nên bạn nhớ xem xét cân nhắc sức khỏe cũng như thể trạng của mình trước khi tham gia chui đường hầm nhé.
2. Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi
Đúng như tên gọi, đây chính là nơi bạn được xem lại những thước phim tài liệu về những năm tháng lịch sử oanh liệt của chiến sĩ và nhân dân dân Củ Chi trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1972. Khu vực này được chia thành ba không gian chính:
- Không gian 1:
Tái hiện đời sống chiến đấu, lao động, học tập, và sinh hoạt của người dân, cán bộ, và chiến sĩ du kích Củ Chi thông qua các mô hình rất sống động.
- Không gian 2:
Tái hiện sự điêu tàn của làng quê với mảnh bom, vỏ đạn còn sót lại trên đất Củ Chi, cũng như cuộc sống đau thương của người dân trong thời kỳ điểm chiến tranh ác liệt.
- Không gian 3:
Tái hiện vùng đất Củ Chi hoang tàn, trơ trọi dưới sự tàn phá của bom đạn, khắp nơi chỉ còn xác xe tăng, máy bay, quân dân phải sinh sống dưới lòng đất.
3. Khu giải trí và trò chơi trên nước Củ Chi
Nằm trong Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, bạn có thể đi bộ 15 phút để ghé đến hồ cảnh quan mô phỏng biển Đông, tham quan rừng gỗ quý và cả ba mô hình kiến trúc – biểu tượng của ba miền là: Chùa Một Cột, Ngọ Môn và Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng.
Ngoài ra, bạn có thể tắm hồ bơi, đạp xe quanh hồ, chèo thuyền kayak… Mỗi hoạt động đều có thu phí nên bạn muốn chơi trò nào thì mua vé riêng nhé.
4. Khu bắn súng Củ Chi
Đây là nơi thu hút nhiều bạn trẻ và những người thích trải nghiệm hoạt động cảm giác mạnh. Có hai dịch vụ cho bạn chọn là: bắn súng thể thao quốc phòng và bắn súng đạn sơn.
Với môn bắn súng thể thao quốc phòng, bạn có thể thử tài bắn súng trường, học cách tháo lắp súng dưới sự hướng dẫn của nhân viên. Giá đạn cho từng loại súng dao động từ 40.000đ đến 60.000đ/viên.
Còn nếu đi theo một nhóm đông và muốn chơi tập thể, thì hãy lựa chọn bắn súng đạn sơn. Với trò chơi này, bạn có dịp thể hiện kỹ năng phối hợp với đồng đội, khả năng phán đoán, cũng như tốc độ phản ứng. Chi phí dịch vụ này là 50.000đ/người cho mỗi lượt 60 phút, và giá đạn là 3.000đ/viên.
5. Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi
Dù không thuộc Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi nhưng nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể ghé Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi cũng nằm trên trục đường Tỉnh lộ 15 cùng với Địa đạo Củ Chi.
Đây là bệnh viện động vật hoang dã lớn nhất khu vực phía Nam, vẫn đã và đang cứu hộ khoảng 3600 loài thú quý hiếm. Vì thế, tham quan nơi này, bạn không chỉ được thăm các động vật hoang dã, mà còn được tìm hiểu những câu chuyện về chúng thông qua nhân viên cứu hộ.
Kinh Nghiệm Tham Quan Địa Đạo Củ Chi
– Tham quan Địa đạo Củ Chi, bạn không cần quá lo lắng về việc ăn uống, vì trong khuôn viên di tích có khu ẩm thực cung cấp nước uống và cá món ăn nhanh; hoặc bạn có thể tự đem đồ ăn bên ngoài vào và thưởng thức tại chỗ như một buổi dã ngoại. Ngoài ra, trên đường đến địa đạo Củ Chi có rất nhiều quán ăn ngon như: Bò tơ Xuân Đào, Bún giò heo Minh Quý, Quán Cánh Đồng Hoang, Quán Vườn Cau, v.v.
– Nếu bạn có nhã ý muốn mua quà lưu niệm từ Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, có thể ghé hàng lưu niệm để mua một số món đồ được làm từ vỏ đạn như: bật lửa, bút, đèn… hoặc các sản phẩm thủ công làm từ mây, tre.
– Khi đi tham quan địa đạo, bạn nên chọn trang phục gọn gàng, tối màu, và giày dép thể thao để tiện di chuyển.
– Đừng quên bôi kem chống nắng, và xịt thuốc chống côn trùng để bảo vệ da nhé.
Bài viết đáng chú ý:
- Bảng giá phòng, dịch vụ tại Vinpearl Resort & Spa Hạ Long – Du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Hạ Long
- Đặt tàu tiếng thăm Vịnh “Rồng Thiêng” chuẩn 5 sao Queen Cruise – Đại lý cấp 1
- Cập nhật bảng giá tour thăm vịnh Hạ Long trong ngày mùa Đông 2022
Tổng quan hành trình khám phá Địa đạo Củ Chi 2023
Địa đạo Củ Chi tự hào là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, một trong những biểu tượng thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của quân dân Củ Chi. Với diện tích rộng lớn, không gian xanh mát cùng nhiều hoạt động giải trí đa dạng.
Địa đạo Củ Chi thích hợp là điểm điểm thư giãn cuối tuần, kết hợp tìm hiểu thêm về lịch sử cách mạng của nước nhà. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi từ VIVU5SAO, bạn sẽ có một hành trình khám phá Địa đạo Củ Chi một cách thuận lợi và trọn vẹn nhất!
Nguồn: Thanh Tung Tran (Vivu5sao)
Từ khóa tìm kiếm: Địa đạo Củ Chi, khám phá lịch sử, địa đạo, thành phố trong lòng đất, huyện Củ Chi, Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Du lịch Sài Gòn, Du lịch 3 miền