Các nước Đông Nam Á đón Tết âm lịch như thế nào?

Red Yellow Merry Christmas Sale Facebook Cover

        Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập khắp đường phố là dấu hiệu của Tết Nguyên Đán – một ngày lễ đánh dấu sự bắt đầu của năm mới theo Âm lịch. Mặc dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục đón năm mới ở các nước đều cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành. Hãy cùng VIVU5SAO xem công dân các quốc gia Đông Nam Á đón Tết có gì đặc biệt và khác nhau như thế nào nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1. LÀO

Tết đón năm mới của người Lào có tên là Bunpimay (còn gọi là Tết “Buộc chỉ cổ tay”, hay lễ hội “Hốt Nậm” – Té nước, cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc). Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân.

Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp được xem như là linh hồn của người Lào trong năm mới. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng.

Tet Nguyen Dan o Lao 4
Trang phục cổ truyền của người dân Lào

Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui.

Trong ngày Tết nước Lào thường có tục biếu vải, biếu khăn cho người già. Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Vào buổi tối, mọi người tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa lam vông.

unnamed
Loài hoa Muồng theo quan niệm của người Lào sẽ đem lại nhiều điều may mắn giống với hoa Mai của Việt Nam

Đặc biệt, người Lào sử dụng hoa trong ngày tết để cầu may, có hai loại hoa: hoa muồng (bò cạp vàng, hoa hoàng hậu) được người dân cài trên xe, trang trí trong nhà. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.

2. CAMPUCHIA

Tết cổ truyền của người Campuchia, còn gọi là tết Chol Chnam Thmay diễn ra trong 3 ngày từ 13 – 15/4 dương lịch hàng năm.

tet campuchia vao thang may
Tết Campuchia diễn ra vào thời gian nào?

Trong những ngày này, người dân Campuchia thực hiện những lễ nghi tín ngưỡng cầu may như: làm mâm cơm dâng cúng phật, sư sãi và tổ chức lễ tắm tượng Phật, đắp những núi cát nhỏ trên sân chùa.

Sau những lễ nghi trên, họ mới đến chúc tết cha mẹ, người thân, bạn bè. Thay cho lời chúc mừng đầu năm, người dân chào đón năm mới với nghi thức dội nước lên người nhau, với quan niệm: “Người nào được té nhiều nước thì càng thêm nhiều niềm vui, may mắn trong năm”.

dat nuoc campuchia an tet vao ngay nao
Đến với “Kingdom of Wonder” bạn sẽ trải nhiệm được những hoạt động vô cùng thú vị

Ngoài ra, Tết tại Campuchia còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi như: đua ghe ngo, ca hát và múa những điệu múa cổ truyền…

3. VIỆT NAM

Tết cổ truyền Việt Nam, còn được gọi là Tết Nguyên Đán, ngày Tết của gia đình. Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ “rước” gia tiên và gia thần, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm Tết với các con các cháu.

tet nguyen dan la gi 1
Tết cổ truyền của người Việt Nam được thể hiện hết trong một bức ảnh

Ngày Tết còn là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi, vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là chúc nhau thêm một tuổi mới. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ con và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.

4. MYANMAR

Tết truyền thống của Myanmar có tên gọi là tết Thingyan trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Đây là thời điểm mọi người viếng thăm người lớn tuổi và quỳ lạy để thể hiện lòng tôn kính cũng như dâng nước đựng trong các nồi đất nung và xà phòng thơm.

du lich myanmar tet nguyen dan 2019 ha noi yangon bago 4n3d 10 09 2018 15
Tết truyền thống tại Myanmar

Người nhỏ tuổi sẽ gội đầu cho người lớn tuổi, theo cách thức truyền thống là với hạt và vỏ của cây keo Acacia rugata. Cũng vào ngày này, người Myanmar quyên góp thức ăn ở nhiều nơi, đặc biệt là phát thức ăn miễn phí cho những người tham gia lễ hội năm mới.

tet thingyan khong te nuoc o myanmar
Tết té nước Thingyan tại Myanmar

Trước khi trời tối, những cuộc vui thật sự mới bắt đầu với âm nhạc, hát múa, các trò hề và các trò bói toán. Những thiếu nữ địa phương đều mặc váy áo sặc sỡ, và cài hoa giáng hương có màu vàng rực, mùi thơm ngọt ngào lên tóc. Hoa giáng hương là loại hoa chỉ nở một ngày mỗi năm vào đúng Tết Thingyan nên còn được gọi là “hoa Thingyan”.

5. THÁI LAN

Tết cổ truyền của đất nước Thái Lan có tên gọi là Songkran được tổ chức từ ngày 13-15/4 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Họ dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ, té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng… những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Lễ hội này có nét giống Lào và Campuchia, tuy nhiên mỗi nước có nghi thức lễ và hội có vài chi tiết khác nhau.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc.

Du lich Thai Lan tet nguyen dan co dep khong
Đến Thái Lan vào dịp đầu năm để được tham gia các lễ hội thú vị mang nét riêng của văn hóa nơi đây

Tại từng địa phương của Thái Lan, các lễ hội cũng diễn ra tưng bừng để đón Tết. Bangkok tổ chức các lễ hội ở Khu phố Tàu Yaowarat rộng lớn, nơi một thành viên của hoàng gia Thái Lan, thường là một trong các công chúa sẽ xuất hiện và tham gia cuộc vui. Ở huyện Pak Nam Pho, người dân tôn vinh các thần hộ mệnh của tỉnh họ như một phần của lễ kỷ niệm Tết Nguyên đán, tạo ra một lễ hội kéo dài 12 ngày được gọi là Tết Nguyên đán Pak Nam Pho.

6. INDONESIA

Người dân ở Indonesia ăn tết rất sớm theo lịch của người Hồi giáo. Trong những ngày này, người dân Indonesia chia nhau dựng những ngôi đền thờ bằng trái dừa, lá dừa, cây mía và gạo nhuộm đủ màu sắc để làm nơi tế thần linh.

lichsutetnguyenantaidatnuochoigiaoindonesia06181325012020 1580054452377 15800544523802120236473
Ở Indonesia ăn tết rất sớm theo lịch của người Hồi giáo

Ngoài ra còn nhiều hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa. Đặc biệt là những đám rước kiệu quanh thị trấn, để rồi cuối Tết, họ kéo ra sông và dìm kiệu xuống nước, xem đó như điều cầu xin thần Nước phù hộ cho mưa thuận gió hòa.

7. SINGAPORE

Là một quốc gia đa sắc tộc mà phần lớn là người gốc Hoa, Singapore có nhiều nét tương đồng trong cách đón tết, nhưng vẫn không làm mất đi sự khác biệt của đảo quốc sư tử. Tết ở Singapore nhộn nhịp với hàng loạt lễ hội mang đậm phong cách phương Tây xen lẫn nét văn hoá truyền thống của người Trung Quốc. Trong những ngày này diễn ra các cuộc thăm viếng, chúc Tết và đi chùa cầu may.

tet singapore
Lung linh dưới những ánh đèn hòa cùng không khí pháo hoa tưng bừng sẽ là một điểm nhấn khó quên khi bạn và người thân có dịp đến Singapore vào dịp này

Tết cũng là dịp để khắp nơi trên đảo quốc Sư tử tổ chức các hoạt động vui chơi như múa lân, múa rồng. Mỗi năm ứng vào từng con giáp, những gia đình tiểu thương ở đây sẽ làm nhiều vật phẩm kỷ niệm liên quan đến con vật để bày bán cho mọi nhà về trưng bày dịp Tết truyền thống dân tộc.

Nhiều hoạt động lễ hội lớn được tổ chức nhân dịp này như lễ hội hoa đăng, lễ hội River Hongbao. Nhưng sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

8. PHILIPPINES

Do chịu ảnh hưởng nhiều bởi các phong tục phương Tây nên người Philippines ăn Tết từ lễ Giáng sinh. Ngày Tết cũng là dịp để những người trong gia đình suy ngẫm về những chuyện đã diễn ra trong một năm qua, và cùng hướng về những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Con nguoi Philippines 1024x759 1
Do chịu ảnh hưởng nhiều bởi các phong tục phương Tây nên người Philippines ăn Tết từ lễ Giáng sinh

Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn bị bàn tiệc “Media Noche” để thưởng thức vào đúng nửa đêm. Trước khi ăn, mọi người trong gia đình đọc lời cầu nguyện cảm ơn một năm đã qua và đón mừng năm mới.

Trong bữa tiệc, các bà nội trợ thường mặc váy có chấm tròn, cũng là biểu hiện của đồng tiền xu. Người lớn sẽ chất đầy tiền xu vào túi trẻ nhỏ. Làm như vậy, họ mong muốn cả năm sẽ không phải lo lắng về chuyện tiền bạc.

9. MALAYSIA

Cũng như ở Indonesia, đất nước Malaysia lấy ngày đầu năm của lịch Hồi giáo làm ngày lễ Tết. Trong dịp năm mới, khi gặp gỡ nhau, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó nắm tay lại rồi áp sát vào tim trong khoảng thời gian ngắn. Người nào lớn tuổi hơn thì chào hỏi trước.

firework petronas
Malaysia lấy ngày đầu năm của lịch Hồi giáo làm ngày lễ Tết

Tuy nhiên, việc chủ động chạm tay vào tay người phụ nữ là điều hết sức cấm kỵ tại quốc gia này. Trong dịp này, Malaysia tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, điển hình là cuộc thi “đấu lông công”, thu hút nhiều người tham dự và cổ vũ.

a596f63843b5c4e375d3ac97956ec8d2
Với gần 1/4 dân số Malaysia là người gốc Hoa nên Tết Nguyên đán ở đây rất hoành tráng và sôi động

Vào những ngày này, cam được bày bán rộng rãi tại Penang Esplanade ở George Town. Nhiều người mua cam để ném xuống biển, viết về một điều ước hoặc thậm chí tên và số điện thoại của họ trên trái cây. Đôi khi, các cuộc thi được tổ chức trong đó các chàng trai lên thuyền vớt được nhiều cam nhất có thể để giành được giải thưởng.

Các bài viết liên quan: 

Vậy là các bạn đã cùng VIVU5SAO dạo một vòng quanh Đông Nam Á để khám phá phong tục đón tết tại các quốc gia. Mặc dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục đón năm mới ở các nước đều cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành. Hi vọng rằng bạn sẽ chọn được một điểm đến lý thú dựa trên những chia sẻ trên của VIVU5SAO để đón dịp lễ đặc biệt nhất trong năm.

Hashtag nổi bật: #noel, #christmas, #natale, #christmastree, #xmas, #merrychristmas, #christmasdecor, #christmastime, #cadeau, #love, #navidad, #santaclaus, #winter, #christmasdecorations, #christmasiscoming, #handmade, #santa, #christmaslights, #december, #instagood, #gift, #ideecadeau, #decoration, #france, #picoftheday, #christmasmood, #photography, #cadeaux, #calendrierdelavent, #snow, #paris, #art, #sapin, #perenoel, #christmasmagic, #faitmain, #madeinfrance, #cadeaunoel, #sapindenoel, #christmasspirit, #weihnachten, #christmascountdown, #joyeuxnoel, #family, #christmasvibes, #deco, #natal, #instagram, #christmasgifts, #holidays, #hiver, #bhfyp, #christmaseve

Từ khóa tìm kiếm: Du lịch Tết âm lịch 2023, Du lịch Tết nguyên đán 2023, Du lịch Tết 2023, Tour du lịch Tết, Tour Tết âm lịch 2023, Tour du lịch Tết âm lịch 2023, du lịch Tết nguyên đán, du lịch Tết nguyên đán 2023, Tour Tết nguyên đán 2023, Tour du lịch Tết nguyên đán 2023, Tour du lịch nước ngoài Tết 2023, Tour du lịch trong nước tết 2023 du lịch Tết âm lịch 2023, du lịch Tết nguyên đán, du lịch Tết nguyên đán 2023, Tour Tết nguyên đán 2023, Tour du lịch Tết nguyên đán 2023, Tour du lịch nước ngoài Tết 2023, Tour du lịch trong nước tết 2023.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Contact Me on Zalo
0878.655.655
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon